Chính sách bảo hiểm y tế
Nhằm đảm bảo quyền lợi tối đa cho mọi người bệnh sở hữu thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) khi khám và chữa bệnh tại Bệnh viện Đại học Phenikaa, Phòng khám đa khoa Đại học Phenikaa và các phòng khám thuộc Hệ thống Y tế Phenikaa áp dụng chính sách bảo hiểm y tế và thông tuyến bảo hiểm y tế theo đúng quy định của Bộ Y tế ban hành. Theo đó, người dân khi khám, chữa bệnh tại các cơ sở của Hệ thống Y tế Phenikaa được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi mà thẻ bảo hiểm y tế quy định, đồng thời người bệnh còn được sử dụng dịch vụ y tế chất lượng cao, thủ tục thanh toán bảo hiểm y tế nhanh gọn, phục vụ người bệnh chuyên nghiệp và chu đáo.
1. Mức hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến theo quy định của Luật bảo hiểm y tế
Thông tin về mức hưởng KCB BHYT của người có thẻ BHYT được mã hóa tại ô thứ 2, được ký hiệu bằng số (theo số thứ tự từ 1 đến 5).
Ô thứ 2 của thẻ BHYT cho biết thông tin về mức hưởng KCB BHYT.
- Ký hiệu bằng số 1: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: CC, TE.
- Ký hiệu bằng số 2: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: CK, CB, KC, HN, DT, DK, XD, BT, TS.
- Ký hiệu bằng số 3: Được quỹ BHYT thanh toán 95% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: HT, TC, CN.
- Ký hiệu bằng số 4: Được quỹ BHYT thanh toán 80% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: DN, HX, CH, NN, TK, HC, XK, TB, NO, CT, XB, TN, CS, XN, MS, HD, TQ, TA, TY, HG, LS, PV, HS, SV, GB, GD.
- Ký hiệu bằng số 5: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB, kể cả chi phí KCB ngoài phạm vi được hưởng BHYT; chi phí vận chuyển, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là QN, CA, CY.
2. Bảo hiểm y tế thông tuyến huyện, tỉnh theo luật bảo hiểm y tế
* BHYT thông tuyến huyện:
Theo đó người dân khi sở hữu Thẻ bảo hiểm y tế với nơi đăng kí khám chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ là tại các cơ sở y tế thuộc tuyến quận, huyện, xã, phường, y tế cơ quan, trạm xá và các bệnh viện hạng 3 trong cùng địa bàn thành phố Hà Nội sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi trên thẻ BHYT giống như khám đúng tuyến.
Ví dụ: Người bệnh A, sở hữu thẻ Bảo hiểm y tế có nơi đăng ký khám chữa bệnh (KCB) ban đầu ghi trên thẻ là tại Trung tâm y tế quận Thanh Xuân, thì khi người bệnh A đến khám chữa bệnh tại Phòng khám ĐKQT Thu Cúc (216 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội) sẽ được áp dụng chính sách “thông tuyến số 3” khi đó người bệnh được hưởng đầy đủ quyền lợi trên thẻ BHYT như khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân.
* BHYT thông tuyến tỉnh:
Từ ngày 01/01/2021, chính sách thông tuyến tỉnh bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ chính thức được triển khai. Theo đó người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh không đúng tuyến tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh như tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc sẽ được quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị nội trú theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng như trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến.
Ví dụ: Người bệnh A, sở hữu thẻ Bảo hiểm y tế có nơi đăng ký khám chữa bệnh (KCB) ban đầu ghi trên thẻ tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hà Nam khi đi khám chữa bệnh trái tuyến tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc (286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ được hưởng 100% chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến.
Cần lưu ý rằng:
- Thông tuyến tỉnh chỉ áp dụng đối với trường hợp người bệnh điều trị nội trú. Nếu có thẻ BHYT tự đi khám ngoại trú (không nhập viện) thì quỹ BHYT sẽ không hỗ trợ chi trả mà người bệnh sẽ phải tự mình thanh toán chi phí khám, chữa bệnh. Để được thanh toán BHYT khi khám, chữa bệnh ngoại trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, người bệnh phải có giấy chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến dưới thì mới được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo mức hưởng của từng đối tượng tham BHYT.
- Không phải ai cũng cũng được thanh toán 100% tiền điều trị nội trú khi đi KCB trái tuyến tỉnh, chỉ những người được hưởng 100% chi phí KCB đúng tuyến mới được thanh toán toàn bộ chi phí điều trị nội trú trái tuyến tỉnh. Các đối tượng khác hưởng theo mức đúng tuyến của mình. Ví dụ: Đối tượng hưởng 100% chi chí KCB đúng tuyến (như ở mục 2) sẽ được thanh toán 100% chi phí điều trị nội trú; Đối tượng hưởng 95% chi chí KCB đúng tuyến (như ở mục 2) sẽ được thanh toán 95% chi phí điều trị nội trú; Đối tượng hưởng 80% chi chí KCB đúng tuyến (như ở mục 2) sẽ được thanh toán 80% chi phí điều trị nội trú.
4. Các trường hợp muốn chuyển thẻ BHYT về Hệ thống y tế PhenikaaMec
– Đăng ký thẻ bảo hiểm y tế qua doanh nghiệp nơi đang làm việc: liên hệ phòng nhân sự hoặc phòng y tế tại công ty để đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu thành Bệnh viện Đại học phenikaa hoặc Phòng khám Đa khoa Đại học Phenikaa
– Các đối tượng hưu trí, trẻ em, người có công với cách mạng, người mất sức lao động, người hưởng bảo trợ xã hội: đến cơ quan Bảo hiểm xã hội quận, huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú xin đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu về Bệnh viện Đại học phenikaa hoặc Phòng khám Đa khoa Đại học Phenikaa vào tháng đầu tiên của quý để xin đổi nơi KCB ban đầu.
– Thẻ tự nguyện: đăng ký mua tại phường (kèm theo hộ khẩu thường trú + chứng minh thư) và đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Đại học phenikaa hoặc Phòng khám Đa khoa Đại học Phenikaa
Bảo lãnh viện phí
Nhằm phục vụ tốt hơn trong công tác khám chữa bệnh và đảm bảo quyền lợi cũng như tiện ích thanh toán bảo hiểm cho bệnh nhân,Hệ thống Y tế PhenikaaMec đã ký kết thỏa thuận cung cấp dịch vụ Bảo lãnh Viện phí dành cho các chủ thẻ thuộc chương trình bảo hiểm sức khỏe của các công ty Bảo Hiểm.
Như vậy, ngoài việc áp dụng thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc còn hỗ trợ Bảo hiểm bảo lãnh (BHBL) với hầu hết các hãng bảo hiểm, nhằm giúp người bệnh an tâm trước những rủi ro, giảm bớt gánh nặng tài chính cho người bệnh khi đi khám, chữa bệnh.
1. Quy trình bảo lãnh viện phí
1.1 Đối với trường hợp Ngoại trú
– Bước 1: Người bệnh xuất trình giấy tờ cần thiết để bảo lãnh
– Bước 2: Lễ tân nhập thông tin khám bệnh và hướng dẫn người bệnh đi khám.
– Bước 3: Người bệnh ký hóa đơn, yêu cầu bảo lãnh. Người bệnh chỉ đóng tiền với những khoản không có trong danh mục bồi thường của Công ty Bảo hiểm.
1.2. Đối với trường hợp nội trú
– Bước 1: Người bệnh xuất trình giấy tờ cần thiết để bảo lãnh trong vòng 24h sau khi nhập viện.
– Bước 2: Bệnh viện gửi thông tin dự kiến chi phí điều trị sang công ty bảo hiểm.
– Bước 3: Công ty bảo hiểm thông báo chi phí bảo lãnh dự kiến cho bệnh viện.
– Bước 4: Bệnh viện gửi kết quả bảo lãnh cho người bệnh.
– Bước 5: Người bệnh ký hồ sơ bảo lãnh, hóa đơn và thanh toán những dịch vụ công ty bảo hiểm từ chối bảo lãnh (nếu có).
2. Những giấy tờ mà Bệnh viện hỗ trợ bệnh nhân
2.1 Đối với Ngoại trú
– Sổ khám bệnh có xác nhận của bệnh viện.
– Kết quả những dịch vụ người bệnh thực hiện có xác nhận của bệnh viện.
– Đơn thuốc.
– Phiếu thu tiền dịch vụ, thuốc.
– Hóa đơn VAT tiền dịch vụ, thuốc.
– Bảng kê chi tiết dịch vụ sử dụng.
2.2. Đối với Nội trú
– Kết quả những dịch vụ người bệnh thực hiện có xác nhận của bệnh viện
– Đơn thuốc
– Phiếu thu tiền dịch vụ, thuốc
– Hóa đơn VAT tiền dịch vụ, thuốc
– Bảng kê chi tiết dịch vụ sử dụng
– Giấy chứng nhận phẫu thuật, giấy xuất viện.